Tuesday, 21 Jan 2025
Book Summary Marketing 5.0 - Technology for Humanity

Chap 4: Kỷ nguyên số của Marketing 5.0 & Sự chia rẽ sâu sắc (Summary)

Cần thiết phải đẩy nhanh việc số hóa thị trường, khi đó các các công ty muốn tồn tại thì đều phải tiến vào kỷ nguyên số Marketing 5.0. Nơi mà lợi ích xã hội, người tiêu dùng sẽ có vị thế cao hơn so với hiện tại.

Trong hội nghị AI toàn cầu 2019, Elon Musk đã từng nêu quan ngại về việc Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ chung kết kỷ nguyên nhân loại. Trong khi Jack Ma thì ngược lại, ông cho rằng con người sẽ luôn hơn xa máy móc nhờ sự vượt trội về năng lực cảm xúc.

Thực tế, cuộc cách mạng tự động hóa được dự đoán thay thế tầm 25% khối lượng lao động tại Mỹ, chủ yếu các dạng công việc có tính lập đi lập lại. Theo dự đoán, phải đến tầm 2045-2050 thì khả năng của trí tuệ nhân tạo AI mới khả năng bắt kịp trí thông minh nhân loại.

Sự chia rẽ trong kỷ nguyên số

Theo dự báo của “We Are Social”, một agency của Mỹ chuyên về ngành quảng cáo, hơn 90% dân số toàn cầu sẽ được sử dụng Internet. Rào cản chủ yếu lúc này đã không còn là những khó khăn trong việc tiếp cận mạng Internet, mà chuyển thành giá thành cũng như sự tiện lợi khi Online.

Ngày nay, người dùng mới đa phần đến từ các quốc gia đang phát triển, nơi mà người dân có thói quen gắn với điện thoại gần như cả ngày. Giá điện thoại phải chăng, hệ điều hành nhẹ, gói dữ liệu di động (4G) giá rẻ và điểm truy cập Wi-Fi miễn phí là những động lực quan trọng để thúc đẩy sự phổ biến của Internet.

Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), các thiết bị đều được số hóa, liên kết với nhau và có thể điều khiển từ xa. Như vậy nếu hình dung AI như não bộ, IoT như hệ thống dây thần kinh và các dây chuyền tự động hóa như cơ thể thì ta có thể tạo ra được một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn toàn số hóa. Trong viễn cảnh đó, một xã hội số hóa sẽ được ra đời.

Tuy nhiên, thực tế lại không được lý tưởng như vậy. Vẫn còn một khoản cách khá lớn giữa các bước tiến dài của công nghệ, cơ sở hạ tầng và mục tiêu đưa xã hội tiến vào kỷ nguyên số. Thực tế, công nghệ số hiện vẫn đang được sử dụng chủ yếu cho các tác vụ giao tiếp cơ bản hoặc cho các mục đích tìm hiểu thông tin. Các phương thức sử dụng tiên tiến hơn nhìn chung vẫn còn khan hiếm.

Để thúc đẩy hơn quá trình này cần có động lực từ cả 2 phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng cần cởi mở hơn để tiếp nhận các công nghệ mới.

Động lực nội tại doanh nghiệp chủ yếu đến từ các áp lực kinh tế khi họ cần cắt giảm nhân sự để đảm bảo lợi ích kinh tế của công ty. Điều này càng được thể hiện rõ ở các ngành nghề có tổng giá trị thị trường đang thu hẹp lại. Thêm vào đó, một động lực khác mạnh mẽ hơn là động lực đến từ phía khách hàng. Khi họ ngày càng đòi hỏi các công ty phải có các kênh truyền thông, giao dịch Online cũng như ngày càng ưa chuộng và khắt khe hơn với các trãi nghiệm với thương hiệu trên nền tảng Internet.

Điều này góp phần đẩy nhanh việc số hóa thị trường cũng như các hoạt động marketing, nơi mà hầu hết các công ty muốn tồn tại thì đều phải tiến vào kỷ nguyên số Marketing 5.0. Nơi mà lợi ích xã hội, người tiêu dùng sẽ có vị thế cao hơn so với hiện tại.

Kỷ nguyên số – Ám ảnh và Hi vọng

Nhắc đến kỷ nguyên số, người ta thường nhắc đến 5 nỗi ám ảnh cũng như 5 cơ hội sau:

mkteer.vn marketing 5.0 5 noi so va co hoi cua So hoa

5 nỗi ám ảnh của kỷ nguyên số

1. Tự động hóa và nỗi sợ thất nghiệp

Dần đi sâu vào kỷ nguyên số, khi doanh nghiệp bắt đầu quá trình ứng dụng các công nghệ tự động hóa như dây chuyền lắp ráp bằng robot và AI, sẽ bắt đầu luôn quá trình cắt giảm lao động. Xét cho cùng, mục đích của việc tự động hóa là để tối ưu các nguồn lực hiện có (bao gồm nhân công) và gia tăng chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.

Thực tế, ảnh hưởng sẽ chỉ có tác động phần nhiều đến các tác vụ mang tính chất lặp đi lặp lại. Những công việc đòi hỏi tính sáng tạo hay yêu cầu nhiều về các yếu tố cảm xúc (điều dưỡng, y sĩ…) sẽ phải chịu ảnh hưởng ít hơn, và hầu như không đáng kể.

Điều này cũng đúng ở quy mô quốc gia, khi các nước phát triển thường phải chịu tác động nhanh và mạnh hơn các nước đang phát triển, do các vấn đề về chi phí để lắp đặt các dây chuyền tự động hóa thường cao hơn nhiều so với sử dụng nhân công.

2. Nỗi sợ cho những điều chưa biết

Việc số hóa đang diễn ra ở tất cả khía cạnh của đời sống từ thương mại đến giáo dục hay thậm chí các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Cốt lõi của quy trình số hóa này nằm ở trí thông minh nhân tạo (AI), thứ công nghệ không chỉ hướng đến việc mô phỏng trí thông minh con người mà thậm chí còn muốn vượt lên nó.

Ngày nay, các thuật toán AI tiên tiến nhất thường vượt quá hiểu biết của con người, điều này gây nên sợ hãi, lo lắng đẩy tới tâm thế phòng thủ của nhân loại. Và hiển nhiên sẽ làm chậm đi quá trình tiếp nhận và ứng dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số vào đời sống hàng ngày. Nhất là trong các lĩnh vực như quản lý tài chính và chăm sóc sức khỏe.

3. Nỗi sợ bị mất quyền riêng tư và bảo mật thông tin

Thực tế, AI sử dụng dữ liệu lịch sử của khách hàng như các dữ liệu về hóa đơn mua sằm, hoạt động trên mạng xã hội để tạo ra các thuật toán phần tích và dự đoán hành vi khách hàng. Ngày nay, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều dựa vào các thuật toán này để ước lượng về các thay đổi khả dĩ trong hành vi mua sắm, tiêu dùng của khách hàng trong tương lai.

Từ phía khách hàng, điều này tạo nên 2 luồng suy nghĩ tương phản nhau. Một nửa nhìn nhận đây như một cơ hội để họ có thể đưa ra các đề nghị cân chỉnh cũng như cá nhân hóa các lựa chọn, trãi nghiệm của mình cho công ty. Nửa kia thì thấy đó như một sự vi phạm quyền riêng tư cho các mục đích thương mại.

Thực tế, thì ở Việt Nam như báo Người lao động từng đưa tin “Người Việt bị mất thông tin cá nhân cao nhất khu vực“, những thông tin cá nhân này được buôn bán như dữ liệu sale cho nhiều đối tượng khác nhau. Dẫn đến người tiêu dùng Việt rất nhạy cảm với các trường hợp cần thu thập thông tin cá nhân.

Ở một góc độ khác, việc số hóa cũng dẫn đến rủi ro về an ninh mạng không chỉ ở mức độ cá nhân mà còn ở tầm quốc gia khi hạ tầng kỹ thuật số có thể bị tê liệt chỉ bởi một cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống IoT.

4. Nỗi sợ cho một thế giới cực đoan và mơ hồ

Trong kỷ nguyên số, các công cụ tìm kiếm Online như Google hay mạng xã hội như Facebook đã và đang thay thế dần các phương tiện thông tin truyền thống. Chúng dần có khả năng định hình nhận thức và tư duy của con người, thông qua các thuật toán gợi ý nội dung dựa theo hành vi và profile của một cá nhân.

Điều này dẫn đến hệ lụy các thông tin người đó nhận được đa phần phù hợp với quan điểm sống của họ từ trước. Nói cách khác, điều này sẽ ngày càng phân cách xã hội thành nhiều nhóm người có các quan điểm và suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau, thậm chí cực đoan.

Một thế giới mơ hồ, không thể phân định giới hạn giữa THỰC TIỄN và GIẢ DỐI, là những gì đang thật sự diễn ra. Ngày càng khó để ta có thể phân biệt đâu là những thông tin thật, đâu là lừa đảo. Vậy nên việc xác nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhất là những nguồn chính thống ngày càng trở nên cần thiết.

5. Nỗi sợ từ các lối sống lệch lạc trong kỷ nguyên số

Nghiện Internet từ lâu đã không còn xa lạ với hầu hết chúng ta, có thể kể đến cụ thể như nghiện Facebook, nghiện Tiktok, nghiện Game online…Hậu quả là nhiều người trong chúng ta hoàn toàn lãng quên hoặc phớt lờ việc bồi đắp các mối quan hệ quanh ta, vận động hay chỉ đơn giản là ngủ đủ giấc.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, khi khả năng tập trung của chúng ta sẽ giảm sút rõ rệt, thời gian tập trung cũng không còn dài như trước.

Tất nhiên là những bạn Team mình đang đọc bài này sẽ không nằm trong số đó rùi. Deadline dí quá mà. Hem nghiện nổi đâu : ))

Và tất nhiên, nên hạn chế để trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng quá nhiều đến cách ta tư duy cũng như lựa chọn. Đơn giản nhất là hãy GÕ TRỰC TIẾP vào khung tìm kiếm khi sử dụng các Apps, hạn chế chọn những gợi ý có sẵn; nếu Team không muốn một ngày nào đó chợt nhận ra ta không còn là ta trước đây. AI có năng lực thay đổi một con người về mặt tư duy trong âm thầm lặng lẽ.

THẬT ĐÓ !!!

5 niềm HI VỌNG từ kỷ nguyên số

Không phải ngẫu nhiên mà ai cũng nói, cái gì không dìm ta xuống được đều là bàn đạp để ta vươn lên mạnh mẽ hơn (What does not kill you make you stronger). Trong ‘Nguy hiểm’ luôn tiềm tàng ‘Cơ hội’, cũng như trong mỗi nỗi Ám Ảnh của kỷ nguyên số, luôn tiềm tàng niềm Hi Vọng tương ứng.

1. Nền kinh tế kỹ thuật số – Hi vọng về sự phồn thịnh

Trước hết, số hóa thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số, vốn đang góp phần tạo ra một khối tài sản khổng lồ, thông qua việc giúp các doanh nghiệp xây dựng nền tảng và hệ sinh thái xử lý các giao dịch quy mô lớn mà không có ranh giới địa lý và ngành.

Công nghệ kỹ thuật số giúp các công ty không chỉ đa dạng trãi nghiệm của khách hàng mà còn đổi mới cả mô hình kinh doanh. Nó giúp các công ty đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng, từ đó thúc đẩy bước chuyển đổi ra đơn hàng hiệu quả hơn.

Khác với các mô hình truyền thống, các mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số không yêu cầu nhiều về mặt tài sản, cần ít thời gian hơn để tung sản phẩm ra thị trường, cũng như có tiềm năng mở rộng kinh doanh nhanh hơn. Do đó, nó cho phép các công ty đạt được tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian ngắn. Việc dữ liệu hóa trãi nghiệm khách hàng giúp tăng năng suất cao hơn và lợi nhuận tốt hơn do hạn chế lỗi dẫn đến tối ưu chi phí.

2. Ứng dụng dữ liệu lớn – Hi vọng mở ra nền giáo dục của tương lai

Nền tảng kỹ thuật số và hệ sinh thái thay đổi cách chúng ta kinh doanh, bằng tạo ra các phương thức giao tiếp và giao dịch không biên giới kết nối giữa công ty, khách hàng, nhà cung cấp…

Thay vì tích lũy tài sản vật lý, các nền tảng và hệ sinh thái này liên tục thu thập dữ liệu thô để cung cấp cho các bộ máy AI nhằm tổng hợp một kho kiến thức sâu rộng. Từ đó sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các Khóa học trực tuyến được lên kế hoạch và giảng dạy bởi chính AI. Nó sẽ cho phép nhân loại học tập và cập nhật liên tục các kỹ năng mới để luôn thích ứng được trong kỷ nguyên AI.

3. Thành phố thông minh trong kỷ nguyên số – Hi vọng về một phong cách sống tiên tiến

Kỹ nguyên số có thể hiện thực hóa những điều tưởng chỉ gặp trong những bộ phim giả tưởng. Nơi đó, nhân loại sẽ sống trong những ngôi nhà thông minh, nơi mọi hành động đều được tự động hóa hoặc kích hoạt bằng giọng nói. Một trợ lý người máy sẽ giúp ta làm việc nhà. Tủ lạnh có thể tự đặt hàng và một máy bay không người lái sẽ giao hàng tận nhà. Bất cứ khi nào ta cần bất cứ thứ gì, cứ in 3D cái đó. Trong nhà xe, một chiếc xe điện tự động đang ở chế độ chờ sẵn.

Khi ngày đó đến, điện thoại di động sẽ không còn là phương thức kết nối duy nhất giữa nhân loại và thế giới số. Thay vào đó sẽ là các thiết bị nhỏ hơn có thể đeo được và thậm chí có thể cấy ghép vào cơ thể người. Ví dụ, công ty Neuralink của Elon Musk đang phát triển kỹ thuật cấy ghép chip máy tính để tạo ra một hệ thống ‘não – máy tính’ cho phép con người điều khiển máy tính bằng trực tiếp trí óc của họ.

4. Cải thiện sức khỏe – Hi vọng về một cuộc sống dài hơn, khỏe mạnh hơn

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các hệ thống trí tuệ nhân tạo AI sẽ thúc đẩy và hỗ trợ trong công cuộc tìm ra các loại thuốc mới, cũng như đẩy nhanh các liệu trình điều trị vi mô – với các phương pháp điều trị và chẩn đoán được cá nhân hóa phù hợp với từng bệnh nhân.

Các tiến bộ trong di truyền học sẽ cung cấp các kỹ thuật gen để ngăn ngừa và chữa các bệnh di truyền. Công nghệ thần kinh đang tiến gần hơn bao giờ hết đến công nghệ cấy ghép chip điều trị chứng rối loạn não. Theo dõi sức khỏe liên tục với thiết bị đeo hoặc thiết bị cấy ghép sẽ mở ra khả năng xã hội hóa cho các phương thức chăm sóc sức khỏe từ xa.

Tương tự trong công nghệ thực phẩm, sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và AI đang hỗ trợ tối ưu hóa việc sản xuất cũng như phân phối lương thực để ngăn chặn nạn đói và suy dinh dưỡng toàn cầu.

5. Thúc đẩy phát triển bền vững – Hi vọng về một nền kinh tế xã hội bao dung và bình đẳng

Kỷ nguyên số cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường. Ở các quốc gia phát triển, các nền tảng chia sẻ xe điện sẽ là một trong những động lực chính. Khái niệm kinh doanh năng lượng mặt trời ngang hàng, cho phép các nước láng giềng chia sẻ lượng điện mặt trời dư thừa, cũng sẽ giúp bảo tồn năng lượng. Tương tự cái cách Lào đang phát triển điện mặt trời bán cho các nước láng giềng với tham vọng trở thành ‘viên pin xanh’ của Đông Nam Á như bài báo được đăng trên Tuổi Trẻ vào tháng 7/2021.

Trong sản xuất, AI sẽ giúp giảm lãng phí từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu đến khâu sản xuất. Với AI, nhân loại sẽ đủ khả năng thiết lập một một hệ thống khép kín sử dụng liên tục các nguyên liệu thông qua tái sử dụng và tái chế.

Khi thế giới ngày càng tiếp cận với kỷ nguyên số, hi vọng về một xã hội bao dung, cùng khả năng tiếp cận thị trường bình đẳng cho tất cả doanh nghiệm càng gần hơn với hiện thực. Nơi mà các kiến thức thực tế sẽ được chia sẻ rộng rãi cho các cộng đồng có thu nhập thấp, từ đó giúp họ cải thiện sinh kế của và xóa đói giảm nghèo.

kỷ nguyên số và hi vọng về một xã hội bao dung

Cá nhân hóa trãi nghiệm khách hàng nhờ Công nghệ

Việc cá nhân hóa trãi nghiệm theo yêu cầu của khách hàng chắc chắn là một thách thức không nhỏ với doanh nghiệp khi triển khai ở quy mô lớn với tập khách hàng ngày càng đa dạng. Điều đó bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ công nghệ thông qua việc số hóa profile khách hàng để từ đó có các Ưu đãi, Nội dung quảng cáo tương ứng với từng đối tượng.

Lúc này, sức mạnh tối ưu hóa của AI được thể hiện qua 3 ưu điểm: Định vị đúng đối tượng, Cung cấp sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng, Tăng tính tương tác với khách hàng.

Việc chia sẻ dữ liệu vốn luôn nhạy cảm với khách hàng, vậy nên mấu chốt ở đây là cho họ thấy việc chia sẻ dữ liệu sẽ giúp quá trình đưa ra quyết định được dễ dàng hơn thông qua:

Giảm số lượng lựa chọn (options)

Thực tế, việc loại trừ bớt các options sẽ giúp đơn giản hóa quy trình đưa ra quyết định cũng như làm cho nó trở nên vui và bớt căng thẳng hơn. Theo bản năng, con người thường có khuyenh hướng lựa chọn những gì có liên quan đến mình và bỏ qua những thứ còn lại.

Quá nhiều sản phẩm, thông điệp, kênh bán hàng làm phức tạp hóa quyết định mua hàng. Đó là trách nhiệm của các công ty để đơn giản hóa quy trình này bằng cách đưa ra đề nghị tốt nhất. Công nghệ AI sẽ làm điều đó thông qua việc xử lý hàng núi thông tin để giữ lại vài options được cho là có liên quan nhất đến khách hàng, như cái cách mà não người chọn lọc thông tin.

Cho khách hàng quyền tự chủ

Theo bản năng, con người luôn có nhu cầu tự chủ trong việc đưa ra quyết định cũng như kết quả của các quyết định đó. Việc cho khách hàng cảm giác họ đang nắm quyền tự chủ này là yếu tố then chốt quyết định mức độ hài lòng của họ.

Xét cho cùng ta sẽ cần để khách hàng có quyền tùy chỉnh các tiêu chí mà AI sử dụng để đưa ra các đề xuất mà họ cho là phù hợp nhất tại thời điểm đó. Điều này cần sự phối hợp giữa cả công ty và khách hàng để tạo ra các ‘đồng trãi nghiệm’ (co-creation experiences) giữa hai bên, giúp duy trì tính tự chủ (ownership) của khách hàng và đồng thời tăng sự thấu hiểu của công ty với ‘thượng đế’ của họ.

Công nghệ nên hướng đến nhân văn

Ngày nay, hầu hết người tiêu dùng đều tin Mạng xã hội có nhiều vai trò hơn là chỉ dành cho quảng cáo hay các lời khuyên sáo rỗng từ chuyên gia. Cụ thể là quyết định mua hàng giờ đây dựa nhiều hơn vào các xu hướng cộng đồng.

Trong Marketing 5.0, các doanh nghiệp cần tích hợp các mạng xã hội vào việc tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng như hỗ trợ các quy trình vận hành trong công ty, nhằm tăng cường giao tiếp nội bộ, chia sẻ thông tin cũng như tăng tính gắn kết giữa các cá nhân, phòng ban.

Với thế mạnh vốn có của mình, AI cho phép các doanh nghiệp đào sâu phân tích nhằm tìm ra các ‘insights’ giúp định hình đúng các thông điệp truyền thông có khả năng thay đổi hành vi người dùng trên mạng xã hội.

mkteer.vn marketing 5.0 humanizing technology cong nghe ky thuat so

Để khuyến khích sự chia sẻ giữa các cá nhân, tổ chức

Về cơ bản, con người cần được giao tiếp và trao đổi, điều này giải thích sự thành công của mạng xã hội, nơi mà chúng ta tìm nghe những chia sẻ cá nhân của người khác đồng thời thể hiện quan điểm cá nhân của mình.

Từ đó, trong kinh doanh, công nghệ cũng nên thúc đẩy các kết nối xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin thông qua các blog, diễn đàn. Các cuộc trò chuyện nên được mở rộng, không chỉ giữa công ty và khách hàng mà còn giữa chính khách hàng.

Tạo động lực theo đuổi các tiêu chuẩn tốt đẹp hơn

Từ khi nào vẻ hào nhoáng của những tài khoản mạng xã hội trong Danh sách bạn bè trở thành thước đo của nhiều người. Để rồi các mong muốn cá nhân từng người được dập khuôn theo các thước đo đó thúc đẩy ta tìm kiếm những điều to tát hơn.

Đây là điểm rơi nhiều doanh nghiệp công nghệ đang tận dụng, nhờ AI, họ tạo ra các cơ chế trò chơi lồng ghép vào các chiến dịch truyền thông đánh thẳng vào nhu cầu được cộng đồng công nhận. Từ đó thu hút  sự quan tâm cũng như tương tác tự nhiên từ khách hàng.

Có thể thấy, công nghệ có thể trở thành một công cụ tác động hành vi mạnh mẽ và cuối cùng là thay đổi cả xã hội. Thông qua mạng xã hội, việc truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người theo đuổi lối sống có trách nhiệm là hoàn toàn khả thi và có thể trở thành đóng góp to lớn nhất của công nghệ cho nhân loại.

Công nghệ là giúp Trãi nghiệm ‘đẹp’ hơn

Không chỉ cần tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp còn cần tập trung cải thiện trãi nghiệm xuyên suốt hành trình mua hàng thông qua việc tăng cường sự mạch lạc giữa các điểm chạm Online đến Offline. Trong Marketing 5.0, các công nghệ phụ trợ như AI, máy học đóng vai trò then chốt trong việc tạo các trãi nghiệm liền lạc này.

Nhờ tăng cường các trãi nghiệm Người với Người

Công nghệ có thể giải phóng con người khỏi các công việc có tính chất lặp đi lặp lại, cho phép nhân viên dành nhiều thời gian đầu tư hoàn thiện hơn các tương tác với khách hàng. Thông qua AI, nhân viên có thể biết trước gợi ý về các lựa chọn phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thực tế của từng khách hàng khác nhau. Từ đó cá nhân hóa trãi nghiệm mua hàng nhằm làm hài lòng cả các khách hàng khó tính nhất.

Nhờ đáp ứng nhu cầu khách hàng không giới hạn

Không chỉ tạo ra các tương tác 24/24 với các hệ thống chatbot, công nghệ còn giúp rút ngắn việc quá trình tung sản phẩm mới ra thị trường. Từ việc đẩy nhanh tiến độ sàng lọc ý tưởng sản phẩm, đến việc đánh giá sản phẩm mẫu thông qua các cộng đồng khách hàng đông đảo trên mạng xã hội. Nhờ đó, giúp các doanh nghiệp đáp ứng thị hiếu khách hàng một cách nhanh nhất.

Tổng kết

Để thành công trong thời đại Marketing 5.0, các doanh nghiệp cần cho thấy việc ứng dụng công nghệ hợp lý sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn trong hành trình mua sắm của họ. Từ đó cũng sẵn lòng chia sẻ các thông tin để hỗ trợ các công nghệ Ai hay máy học cá nhân hóa các điểm chạm (touchpoint) theo nhu cầu từng người.

Ngoài ra, việc số hóa các thông tin, dữ liệu sẽ không làm phai mờ đi các mối quan hệ trong cộng đồng. Thay vào đó, nó cung cấp một nền tảng nhằm tăng cường kết nối hơn nữa giữa khách hàng và các cộng đồng quanh họ; để trải đường cho quan điểm ‘việc tích hợp các tương tác công nghệ cao và cảm ứng cao là điều bắt buộc’.

From Teer with love ♥Facebook call to action

Bản tiếng Anh:

Bản tiếng Việt đang Sale trên Tiki, Teer không nhớ giờ còn không: Link

Appendix:

Chap 1: Marketing 5.0 là gì? Vai trò của con người vs công nghệ (Summary) – by P. Kotler

 

1 Click vào Quảng cáo bên dưới = 200 đồng, Google sẽ trả Teer để duy trì Web tụi mình vẫn sống.

Team mình click vào Quảng cáo bên dưới giúp Teer nhen, rùi mọi người tắt ngay cũng được.  ⤵️⤵️⤵️

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial
error: Team inbox Teer trên Facebook để nhận bản gốc bài viết nhé : )