Tuesday, 10 Dec 2024
Know-how thực tiễn Xu Hướng

‘SALE’ Là Gì? – Tất tần tật về 3 tình huống hay gặp của ‘SALE’

‘Sale là gì?’, có khi nào Team mình tự hỏi câu này không ha. Tò mò, Teer tìm thử trên Google Keyword Planner thì nhận thấy hầu hết những cụm từ về Sale được tìm kiếm trong tháng 11/2022, đều liên quan đến ý nghĩa ‘khuyến mãi’. Vậy thì ‘Sale’ còn được hiểu thế nào khác nữa?

mkteer.vn - Sale bán hàng keyword

I. ‘SALE’ là gì? 3 trường hợp ‘Sale’ phổ biến

Do Sale là một từ tiếng Anh nên Teer sẽ bắt đầu bài viết bằng một định nghĩa tương đối dễ hiểu và gần nhất với nghĩa nguyên bản từ báo Economictimes:

‘Sale: A transaction between the buyer and the seller in which the seller sells intangible or tangible goods, assets, or services against money.’

Dịch ra, Sale thỏa thuận giữa người mua và người bán, mà trong đó người bán bán những hàng hóa, tài sản hoặc dịch vụ (hữu hình hay vô hình) để đổi lấy tiền.

Song song đó, thì Sale còn có một nghĩa mà Teer có nói ở trên là ‘khuyến mãi’, hay hoạt động bán hàng hóa thấp hơn giá trị thường bán của nó.

Nói tóm lại, Sale vừa là hoạt động Bán hàng nói chung và hoạt động Khuyến mãi nói riêng.

Nhưng nhờ các hoạt động Quảng cáo, nhất là từ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, ở Việt Nam gần như Sale chỉ được hiểu như các chương trình khuyến mãi.

Nói đến Sale, ta thường nghĩ ngay đến 3 trường hợp sau:

– Sale trong Marketing

– Sale trong Thương mại

– Sale trong Nghề nghiệp

mkteer.vn sale ban hang

II. SALE trong Marketing – 2 hình thức bán hàng hay gặp

Ngày cũ, Sale được xem như một bộ phận trong Marketing, mà trong đó hoạt động chính là bán hàng và các hoạt động liên quan trực tiếp đến bán hàng.

Ngày nay, hầu hết Team sẽ nhận thấy Sale được tách ra hẳn khỏi Marketing.

Lúc này, Marketing sẽ đơn thuần nghiên về các hoạt động tạo nhận biết, xây dựng thương hiệu cũng như bồi đắp các nhận thức tốt của khách hàng về sản phẩm. Dựa trên tiền đề đó, hoạt động Bán hàng theo sau sẽ diễn ra suông sẻ và ít tốn kém hơn.

Sở dĩ Teer nói ÍT TỐN KÉM hơn vì nó sẽ khuyến khích việc mua hàng tự nhiên mà ít cần đến sự hỗ trợ của các hoạt động khuyến mãi như giảm giá, tặng sản phẩm thử…

2 hình thức Bán hàng hay gặp là B2B (Business to Business) và B2C (Business to Consumers):

B2B: là hoạt động bán hàng cho một doanh nghiệp khác, mà doanh nghiệp đó sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để phục vụ hoạt đồng sản xuất hoặc trực tiếp bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.

B2C: là hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

2 điểm khác nhau cơ bản nhất của B2B và B2C nằm ở:

Giá trị mỗi đơn hàng của B2B thường lớn hơn rất rất nhiều lần so với B2C.

– Tất cả thỏa thuận bán hàng B2B đều được ràng buộc siêu chặt chẽ bởi các tiêu chuẩn, quy định khắt khe ghi trong hợp đồng mua bán.

Bật mí với Team chút nè, D2C (Direct to Consumer/ Customer) đang là xu hướng đang lên hiện nay. Các công ty sản xuất quy mô lớn, vốn trước đây bán hàng thông qua hệ thống đại lý, nhà phân phối, thì nay đang tập trung phát triển các kênh bán hàng của riêng mình. Nhằm mục đích tiếp cận và đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Ví dụ cụ thể là Masan với chuỗi cửa hàng thịt Meatdeli hay CP với các của hàng thịt CP Mart.

2 lý do chính để D2C đang lên ngôi:

Tăng sự gắn kết với người tiêu dùng cũng như hạn chế họ tiếp xúc với các thương hiệu đối thủ khi họ mua ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa…

Tăng lợi nhuận thu được thông qua việc loại bỏ các khoản phí phải trả cho các bên trung gian.

III. SALE trong Thương mại – biết tuốt về 3 loại hình khuyến mãi hay gặp

Sale trong Thương mại ta có thể hiểu nôm na là các Chương trình khuyến mãi, khi mà hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Lưu ý là Team sẽ có rất nhiều cách để bán hàng hóa với GIÁ THẤP HƠN giá thị trường nha.

Ta hay gọi đó là các hình thức khuyến mãi.

Cùng Teer đi qua 3 loại hình khuyến mãi phổ biến nhất nhen:

Dùng thử sản phẩm (Sampling)

Hiểu nôm na là ta sẽ cho khách hàng dùng thử sản phẩm để tạo trãi nghiệm khách hàng, tăng độ tin cậy. Trong thực tế, cho khách hàng dùng thử sản phẩm là cách hiệu quả để kích thích họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.

Loại hình này thường phù hợp với các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hoặc các ngành dịch vụ như nhà hàng khách sạn…khi vừa tung các sản phẩm mới hoặc nhắc nhớ thương hiệu.

Có 2 hình thức Sampling phổ biến:

Phát sản phẩm mẫu tại nhà: đây là hình thức thường hay gặp ở các khu vực nông thôn hoặc lân cận thành thị. Mục tiêu chính của hoạt động này nhằm tăng mức độ thâm nhập thị trường (penetration), giúp người tiêu dùng mau làm quen, trãi nghiệm các sản phẩm mới.

Dùng thử sản phẩm trong siêu thị, cửa hàng: hình thức này Team sẽ dễ dàng bắt gặp khi đi dạo trong các siêu thị hoặc các cửa hàng lớn. Mục đích chính của nó sẽ tập trung vào nâng cao trãi nghiệm, cảm nhận của khách hàng thông qua việc dùng thử sản phẩm ở CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT. Từ đó, kích thích mua hàng tại điểm bán.

Sở dĩ Teer dùng Chất lượng tốt nhất vì sản phẩm thử tại thời điểm đó là sản phẩm đã được kiểm định 100% về mặt chất lượng cũng như xử lý (nấu nướng, pha chế…) theo đúng công thức chuẩn nhất.

mkteer.vn - sale khuyến mãi

Giảm giá trực tiếp hay thông qua Voucher, Coupon

Mã giảm giá, Voucher và Coupon mặc dù khác nhau đôi chút trong cách thức hiện, nhưng có điểm chung là cùng giúp khách hàng mua được hàng với giá ưu đãi. Và điều này đặc biệt đúng ngày nay khi mà Thương mại điện tử đang lạm dụng nó để kích thích mua hàng nhiều hơn cũng như thu hút khách hàng.

Cá biệt đây đã trở thành thế mạnh chiến lược (USP – Unique Selling Points) của Shopee.

Cá nhân Teer nhận thấy, nếu chính phủ không kiểm soát loại hình khuyến mãi này thì  về lâu dài sẽ rất CÓ HẠI cho người tiêu dùng.

Ông bà ta đã có nói một câu thậm chí đến giờ vẫn đúng ‘Tiền nào, của nấy’.

Để có thể có được mức giá gần như không tưởng thì tất nhiên người bán, người sản xuất chỉ có thể đánh đổi bằng chất lượng sản phẩm.

Trong cùng một phân khúc giá, chúng ta chỉ có quyền tìm kiếm sản phẩm có chất lượng tốt nhất từ một nhóm hữu hạn các nhà bán hàng. Mà không hề biết cái chất lượng tốt nhất đó lại XẤU DƯỚI MỨC CHO PHÉP.

Khi cả thị trường đều bán hàng chất lượng thấp, thì cho dù Teer và Team, những người người tiêu dùng, có lựa chọn thế nào đi nữa, thì tất cả chúng ta đều có chung kết cục là BẮT BUỘC phải mua hàng kém chất lượng.

Các chương trình khách hàng thân thiết

Thường các chương trình dạng này sẽ đi theo 2 mô tuýp cơ bản:

Tích lũy điểm để đổi các ưu đãi: hình thức này nhằm khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng những lần sau, và hạn chế họ quay sang mua hàng từ đối thủ.

Ưu đãi sâu hơn cho khách hàng thân thiết trong các dịp khuyến mãi đặc biệt: đơn cử như các đợt Sinh nhật cửa hàng, Sinh nhật khách hàng, Black Friday,…khi mà các khách hàng thân thiết sẽ được hưởng các mức ưu đãi cao hơn hẳn các khách hàng mới, nhằm kích thích họ mua nhiều hơn, từ đó tăng giá trị đơn hàng.

IV. SALE trong Tuyển dụng – 2 kỹ năng nâng cao một chuyên viên Bán hàng giỏi phải có

Trong tuyển dụng đề cập đến Sale ta sẽ nghĩ ngay đến các bài tuyển dụng Nhân viên bán hàng. Nhưng thật ra để có thể đi xa và xem Sale như một cái nghề thật sự thì ngoài các kỹ năng bán hàng, Team sẽ cần phải học và tích lũy kinh nghiệm ở 2 kỹ năng nâng cao sau:

Upsale & Cross-sale – Kỹ năng bán thêm và bán chéo hàng

Đây là hai kỹ năng đặc biệt quan trọng, quan trọng nhất để ta có thể deal được một MỨC LƯƠNG tốt với nhà tuyển dụng.

Upsale và Cross-sale đều là những kỹ năng giúp nâng cao doanh thu bán hàng thông qua:

Upsale: nôm na là nâng cao giá trị đơn hàng thông qua việc tư vấn và đề xuất khách hàng chọn một dòng sản phẩm phù hợp hơn và CAO CẤP hơn dòng họ định mua, nhưng vẫn nằm trong giới hạn ngân sách ban đầu.

Cross-sale: nói dễ hiểu là đề xuất cho khách hàng mua THÊM những sản phẩm khác có tác dụng bổ trợ cho sản phẩm chính mà khách hàng đã chọn.

mkteer.vn tinh cach cua cv nhan vien ban hang

“Sell-in” vs “Sell-out” là gì? Kỹ năng quản lý luồng hàng

Bắt đầu với khái niệm trước nhé.

Sell-in là hàng hóa nhập vào từ các nguồn như nhà phân phối, tổng công ty…

Sell-out là hàng hóa được bán ra cho khách hàng, đối tác.

Đây là hai kỹ năng đặc biệt cần thiết cho những cv Nhân viên bán hàng ứng tuyển các vị trí trong cửa hàng của các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hoặc ngành hàng thời trang.

Nếu bạn tình cờ có kinh nghiệm về quản lý kho hoặc cửa hàng trước đây thì nhất thiết phải để kỹ năng này vào nhé. Vì nó sẽ giúp đảm bảo việc bán hàng liên tục, không bị gián đoạn, tối ưu hóa được chi phí lưu kho, vận chuyển.

Phần này bạn nào định hướng đi theo nghề Sale trong Team mình, nhớ đọc bài viết của Teer để tham khảo cách viết một CV Sale đậu từ vòng sàng lọc nha.

From Teer with love ♥Facebook call to action

CÁC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM KHÁC

Marketing 4.0 (Philip Kotler) – Tăng tỷ lệ chốt đơn & Gắn kết với khách hàng

Nghiên Cứu Định Lượng P.1 – Phương Pháp & Quy Trình Nghiên Cứu Định Lượng


1 CLICK QUẢNG CÁO BÊN DƯỚI, GOOGLE SẼ TÀI TRỢ DUY TRÌ WEB TỤI MÌNH.

Nhờ Team Click Quảng Cáo + Tắt Ngay Là Được. Teer Cảm Ơn Team Nhiều. ⤵️⤵️⤵️

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial
error: Team inbox Teer trên Facebook để nhận bản gốc bài viết nhé : )