Friday, 29 Mar 2024
Know-how thực tiễn Xu Hướng

Queerbaiting Là Gì? Mặt Tối và 2 Tổn Thương Của Nó Lên Cộng Đồng LGBT+

Queerbaiting là gì? Nói cho đúng thì đó là thuật ngữ nổi lên dạo gần đây trên xu hướng tìm kiếm của Google, lý do phía sau sự trổi dậy đó là gì thì Teer cũng không tìm ra được dù cũng mò muốn nát Google, Facebook. Tò mò nên Teer viết luôn 1 bài để Team mình có cái nhìn chân thật hơn về nó.

Trực quan mà nói Queerbaiting khởi nguồn từ thuật ngữ “Queer” dùng để chỉ những mối quan hệ yêu đương không tuân theo những chuẩn tắc truyền thống của xã hội. Hay như ta thường nói nôm na là đi ngược quan niệm chung.

Queerbaiting là gì? (from mkteer.vn)

I. Queerbaiting là gì? Hay gặp ở đâu & 3 dấu hiệu nhận biết

Nếu như biết nghĩa Baiting là nhử mồi thì Queerbaiting có thể hiểu là dùng các yếu tố về cộng đồng LGBT+ để mồi nhử ai đó.

Nói chính xác hơn, Queerbaiting là một chiến lược marketing lồng ghép các yếu tố có khuynh hướng liên quan đến LGBT+ để thu hút các đối tượng khách hàng thuộc cộng đồng này. Lưu ý là Teer nói có khuynh hướng thôi nha, nhưng thật ra đến cuối cùng thì các yếu tố đó đều là giả tạo hết.

Cách thức hay được sử dụng là nội dung kịch bản hoặc về mặt hình ảnh sẽ có các yếu tố dễ liên tưởng đến các mối quan hệ đồng giới. Dễ liên tưởng vì toàn là người đọc, người xem tự gán ghép thôi chứ tuyệt nhiên phía sản xuất sẽ không thừa nhận bất cứ gì.

Chiến lược này tuy không mới nhưng cũng chỉ thật sự được dùng rộng rãi trong khoản vài năm trở lại đây. Và tất nhiên điều này gắn chặt với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng LGBT+ cả về mặt tiếng nói cũng như những đóng góp ngày càng quan trọng của họ cho xã hội.

Chiến lược Queerbaiting là gì, ở đâu?

Chính vì tính đặc thù của nó các công ty truyền thông thường áp dụng Queerbaiting khi cần thu hút sự chú ý của cộng đồng LGBT+ đồng thời cũng không muốn hứng gạch đá từ số đông còn lại. Vậy nên ta sẽ hay gặp Queerbaiting nhất trong:

Show truyền hình: ở Việt Nam giáo dục giới tính vẫn còn đang là chủ đề nhạy cảm nên các yếu tố về giới, đồng giới nhất là tình yêu đồng giới vẫn còn là yếu tố hấp dẫn, thu hút cả cộng đồng LGBT+ và một phần số đông người xem còn lại. Ví dụ dễ thấy nhất là chương trình “Người Ấy Là Ai?” sử dụng thuật ngữ “giới tính thứ 3” (thay vì cộng đồng LGBTQ+) để gây sự chú ý. Ngoài ra các kiểu nhân vật như cô Đẩu của chương trình Táo Quân hằng năm cũng bị khắc họa một màu và thiếu chân thật.

– Trong phim truyện: các tình tiết lập lờ nước đôi giữa 2 nam, 2 nữ, hoặc nữ phụ, nam phụ là người thuộc cộng đồng LGBT+ là các yếu tố thường được chèn vào ở các phim chiếu rạp ngày nay. Sẽ không có bất cứ câu chữ nào xác nhận về yếu tố giới tính của nhân vật, nhưng hiển nhiên người xem sẽ tự mặc định điều đó. Ví dụ như phim Để Mai Tính 2, sử dụng nhân vật đồng tính như yếu tố gây cười, tạo sự tò mò và tranh luận qua những cảnh nóng gợi dục.

– Trong các MV Ca nhạc: “Nước chảy hoa trôi” là MV gần đây áp dụng chiến lược Queerbaiting gây được tiếng vang tương đối rộng khắp ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh hình ảnh thì yếu tố lời nhạc cũng có thể được biến tấu để cài cắm các yếu tố về mối quan hệ đồng giới.

Qua các điều kể trên, việc tận dụng hình ảnh cộng đồng LGBT+ phải thật sự thận trọng vì đó là các con kênh có sức lan tỏa và tính thuyết phục với xã hội. Nếu không chỉnh chu và khéo léo, cái xã hội tiếp nhận sẽ là các hình ảnh phản cảm, phiến diện về một cộng đồng LGBT+ bị bóp méo một cách chủ quan.

Queerbaiting trong truyền thông (from mkteer.vn)

3 Dấu hiệu nhận biết Queerbaiting

Dễ nhận biết Queerbaiting nhất khi ta bắt gặp:

Khó xác định giới tính thật của nhân vật: thật vậy, cách dễ nhất là để người xem tự phán đoán về giới tính nhân vật thông qua phong cách ăn mặc, ngữ điệu nói chuyện. Sau đó sẽ đến những câu nói ám muội, mập mờ hay các hành vi, cử chỉ mang đầy tính gợi ý liên quan LGBT+. Dĩ nhiên, hoàn toàn không có bất kỳ lời thoại nào chủ động xác nhận à đây là người thuộc giới tính thứ 3.

– Xuất hiện mối quan hệ trên tình bạn nhưng dưới tình yêu của 2 nhân vật nam: đúng thế đó, “Bromance là thuật ngữ tiếng Anh dùng để riêng chỉ các mối quan hệ như thế. Nơi mà 2 nam có mối quan hệ thân thiết trên tình bạn nhưng tuyệt không phải tình yêu. Trong hầu hết trường hợp, sẽ xuất hiện những khoảnh khác lãng mạn giữa 2 người, nhưng Team biết mà, bên sản xuất sẽ chỉ công khai họ là bạn thôi : ))

Chơi chữ: như Teer có nhắc qua ở trên, việc chơi chữ lồng ghép các từ ngữ nhiều ẩn ý nhưng không mang tính xác nhận là thương hiệu riêng của Queerbaiting. Cứ thấy cái này thì mặc nhiên gán cái mác Queerbaiting là vừa.

II. Mặt tối lịch sử của Queerbaiting lên cộng đồng LGBT+

Team mình có bạn nào từng thắc mắc tại sao Tím lại là màu đại diện cho cộng đồng thế giới thứ 3 chưa ta?

Một trong những lý do của nó đến từ nước Mỹ những năm 1950s, thời điểm mà cả xã hội loay hoay chìm đắm trong một hiện tượng gọi là “Lavender Scarehay “Nỗi sợ Tím”. Khi mà niềm tin xã hội đối với cộng đồng LGBT+ hoàn toàn bị bóp méo, với quan niệm rằng những nhân viên chính phủ đồng tính đều dối trá, và cần phải đuổi việc.

Lẽ dĩ nhiên những con người ấy phải tìm mọi cách che giấu đi giới tính thật của mình. Và những nhà điều ta đã tìm mọi cách để CÂU họ ra ánh sáng. Queerbait ra đời từ đó, nó là những lời nói dối ngọt ngào là tôi cũng như bạn cũng thuộc LGBT+, rằng chúng ta là cùng một thế giới và tôi hứa sát cánh cùng bạn. Tất nhiên là nếu ai đó thật sự thừa nhận giới tính thứ 3 của mình thì ‘BOOM’, họ sẽ bị cô lập.

Dù theo dòng thời gian, Queerbaiting dần được lái theo nghĩa một chiến lược marketing. Nhưng cái cốt lõi của nó vẫn hiện ra trần tụi là các Lời hứa sáo rỗng nhằm mê hoặc các thành viên của cộng đồng LGBT+.

mkteer.vn - tổn thương Queerbaiting lên cộng đồng LGBT+

III. 3 Tổn thương của Queerbaiting lên cộng đồng LGBT+

Dù chưa có nghiên cứu xác thực tại Việt Nam, nhưng việc lạm dụng Queerbaiting đã được xác thực gây ra những tổn thương nhất định với các thành viên của cộng đồng LGBT+:

Tổn thương về mặt tinh thần

Câu và Nhả” (Bait-and-switch) là phương thức hay được sử dụng trong Queerbaiting, nơi mà họ cho người xem hi vọng về một kết cục đẹp của một tình yêu đồng giới, nhưng cuối cùng lại dửng dưng là một cái hoàn toàn khác.

Trên thực tế nó gây ra những cảm xúc rất tiêu cực (thường là hụt hẫng và thất vọng) và ảnh hưởng lâu dài lên cộng đồng giới tính thứ 3, vốn được cho là có mức độ nhạy cảm về cảm xúc gấp 2 lần người khác.

Cô lập về mặt ý thức cộng đồng

Nhắc đến đây thật ra hầu hết trường hợp là các bạn LGBT+ tự cô lập mình. Việc đặt mình vào trong nhân vật sẽ cho họ tìm được sự đồng cảm cũng như hi vọng về sự công nhận. Để rồi cuối cùng nhận ra, chả ai thật sự công nhận điều đó.

Điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đến nhận thức của họ với thế giới hiện thực xung quanh theo một cách tiêu cực. Từ đó dẫn đến một lối sống khép kín hơn.

TỔNG KẾT

Nếu nhìn nhận Queerbaiting từ góc độ marketing thì đó chắc chắn là con dao 2 lưỡi. Như Teer đã nói ở trên, Queerbaiting tại Việt Nam hiện đang hiện diện ở các kênh truyền thông rất đại chúng và có sức lan tỏa rộng khắp.

Vậy nên những nhà biên kịch, nội dung cần phải rất đắn đo và cân nhắc khi muốn dùng các tình tiết liên quan LGBT+ để thu hút lượt xem cho sản phẩm của mình. Tốt nhất nên nhờ đến tư vấn của các tổ chức có chuyên môn hoặc những nhà biên kịch, nội dung thật sự là người của cộng đồng đó.

From Teer with love ♥Facebook call to action

CÁC BÀI VIẾT THEO XU HƯỚNG KHÁC

PRODUCT CONCEPT là gì? 1 Vai trò của Key Visual là gì trong đó (2023)

‘Spotify Wrapped’ Là Gì? – Giải Mã 3 Cách Bắt Chuyện Bằng Data Xịn Sò Như Spotify 2022


1 CLICK QUẢNG CÁO, GOOGLE SẼ TÀI TRỢ 100đ DUY TRÌ WEB TỤI MÌNH.

Nhờ Team Click Quảng Cáo Bất Kỳ + Tắt Ngay Là Được. Teer Cảm Ơn Team Nhiều.  ⤵️⤵️⤵️

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial
error: Team inbox Teer trên Facebook để nhận bản gốc bài viết nhé : )