Mục lục
Giới Thiệu
Trong bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ 20-25% mỗi năm, dropshipping đã trở thành một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng với chi phí khởi nghiệp thấp và rủi ro tối thiểu. Dropshipping cho phép ta bán hàng mà không cần lưu trữ tồn kho; ta chỉ cần tập trung vào marketing, chăm sóc khách hàng và quản lý đơn hàng. Điều này đặc biệt phù hợp với chúng ta, những người khao khát kiếm thêm thu nhập phụ từ một nghề tay trái bên cạnh công việc chính của mình.
Bài viết này sẽ cung cấp cho Team một hướng dẫn chi tiết và thực tế để bắt đầu kinh doanh dropshipping tại Việt Nam. Toàn bộ nội dung sẽ đi chi tiết từ những điều cơ sở như hiểu rõ về dropshipping, các yêu cầu pháp lý, đến cách thiết lập cửa hàng trực tuyến, chọn nền tảng phù hợp, quản lý nhà cung cấp, và chiến lược marketing tối ưu SEO. Hơn thế nữa, bài viết được cải tiến với các số liệu thực tế, ví dụ minh họa và lời khuyên thiết thực nhằm giúp Team dễ dàng áp dụng và khởi đầu một cách hiệu quả. Nếu là người mới bắt đầu và mong muốn có một nghề tay trái ổn định thì bài viết này Team phải kiên định đọc đến cuối.
Hiểu Đúng Về Dropshipping Tại Việt Nam
Dropshipping là gì?
Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó nhà bán hàng (seller) không cần phải lưu trữ hàng tồn kho. Khi khách hàng đặt hàng, ta sẽ chuyển thông tin đơn hàng cho nhà cung cấp và họ sẽ trực tiếp giao hàng đến khách. Điều này giúp giảm thiểu chi phí ban đầu (phí nhập hàng, lưu kho, xuất kho…) và rủi ro tài chính, đồng thời giúp ta tập trung vào marketing và dịch vụ khách hàng.
Sự khác biệt so với thương mại điện tử truyền thống
Khác với mô hình bán lẻ truyền thống, nơi ta phải mua hàng, lưu kho và xử lý đơn hàng, dropshipping cho phép ta chỉ thanh toán cho nhà cung cấp sau khi khách hàng đã mua hàng. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn giúp ta linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm theo xu hướng thị trường.
Ưu điểm và nhược điểm của dropshipping
Ưu điểm:
– Chi phí khởi nghiệp thấp: Không cần đầu tư vào kho bãi hay tồn kho.
– Linh hoạt: Ta có thể làm việc từ bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối internet.
– Rủi ro thấp: Chỉ mua hàng sau khi có đơn đặt hàng từ khách.
– Danh mục sản phẩm đa dạng: Dễ dàng mở rộng danh mục sản phẩm mà không cần lo lắng về tồn kho.
Nhược điểm:
– Biên lợi nhuận thấp: Cạnh tranh gay gắt có thể ép giá bán.
– Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng do nhà cung cấp kiểm soát.
– Thách thức về dịch vụ khách hàng: Nếu nhà cung cấp gặp sự cố, uy tín của ta có thể bị ảnh hưởng.
Vậy nên ở giai đoạn khởi nghiệp đầu, dropshipping chỉ nên là một nghề tay trái cung cấp nguồn thu nhập phụ bổ sung vào nguồn thu nhập từ công việc chính của Team.
Tiềm năng thị trường dropshipping tại Việt Nam
Với quy mô thị trường thương mại điện tử ngày càng tăng và sự phổ biến của các nền tảng như Shopee, Lazada và TiktokShop, dropshipping đang mở ra cơ hội lớn cho các dropshipper. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, đặc biệt là trong giới trẻ, mở ra tiềm năng to lớn cho những ai biết khai thác mô hình kinh doanh này một cách thông minh và linh hoạt.
Những quan niệm sai lầm phải tránh
- Dropshipping là cách kiếm tiền nhanh chóng: Thực tế, thành công đòi hỏi phải có chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng trong một khoản thời gian dài từ 6 tháng – 1 năm.
- Không cần nỗ lực: Mặc dù giảm bớt khâu tồn kho, ta vẫn phải đầu tư thời gian vào nghiên cứu thị trường, quản lý đơn hàng và tối ưu SEO cũng như các chiến dịch quảng cáo có phí.
- Không có rủi ro: Mô hình này vẫn có những rủi ro nhất định, nhất là khi lựa chọn nhà cung cấp không uy tín.
Yêu Cầu Pháp Lý và Quy Định Dropshipping Tại Việt Nam
Đăng ký kinh doanh
Để bắt đầu kinh doanh dropshipping tại Việt Nam, trước tiên ta cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty TNHH. Theo Teer các bạn nên đăng ký hộ kinh doanh để tránh các yêu cầu giấy tờ phức tạp về hóa đơn đầu vào, đầu ra, VAT. Quy trình này bao gồm:
– Đăng ký với cơ quan địa phương: Tuân thủ các quy định và cấp phép kinh doanh của địa phương, thường Team sẽ lên UBND Quận để đăng ký hộ kinh doanh. BẮT BUỘC ĐĂNG KÝ NHÉ TEAM.
– Cấp mã số thuế: Sau khi đã có giấy phép kinh doanh, Team liên hệ với Chi Cục Thuế ở Quận hay Tỉnh, thành tương ứng để được hướng dẫn đóng thuế nhé.
Nghĩa vụ thuế
Khi đã đăng ký kinh doanh, ta cần thực hiện các nghĩa vụ thuế sau:
– Thuế Giá trị Gia tăng (VAT): Thường khoảng 8-10% tùy thuộc vào loại sản phẩm, nếu kinh doanh Online thôi thì chỉ vào khoản 1%.
– Thuế Thu nhập Hộ Kinh Doanh (CIT): Thông thường khoảng 0.5% đối với các hộ kinh doanh Online đã đăng ký.
Quy định về nhập khẩu/xuất khẩu
Nếu mô hình dropshipping của ta liên quan đến nhà cung cấp nước ngoài, Team cần:
- Tuân thủ luật hải quan Việt Nam: Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các quy định nhập khẩu, tốt nhất ta nên tìm một đơn vị dịch vụ để nhờ họ lo thủ tục để chỉ tập trung cho hoạt động bán hàng.
- Chú ý hạn chế: Một số mặt hàng có thể bị hạn chế hoặc cần giấy phép đặc biệt như các sản phẩm rượu, bia hay các sản phẩm về công nghệ.
Luật bảo vệ người tiêu dùng
Theo Luật Thương mại điện tử Việt Nam, ta phải:
– Công khai giá cả rõ ràng: Bao gồm mọi khoản thuế và phí liên quan.
– Chính sách đổi trả minh bạch: Thông báo rõ ràng các chính sách đổi trả, hoàn tiền.
– Tuân thủ quy định: Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thiết Lập Kinh Doanh Dropshipping
Chọn mô hình kinh doanh
Ta có thể chọn giữa:
– B2C (Business-to-Consumer): Bán hàng trực tiếp cho khách lẻ trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, TiktokShop…
– B2B (Business-to-Business): Cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ.
– Print-on-Demand: Kinh doanh sản phẩm in ấn theo yêu cầu, có sẵn các bên cung cấp dịch vụ sản phẩm in theo yêu cầu như quần áo, ly tách tại Việt Nam (VD: printify).
Lựa chọn ngách sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam
Một ngách tốt cần:
– Có nhu cầu cao và cạnh tranh hợp lý, tức là sản phẩm ta chọn phải khác biệt kèm theo cạnh tranh trong ngách này vẫn chưa thiên về đạp giá để kéo khách (sale-to-win).
– Biên lợi nhuận tốt, hay đơn giản là sau khi trừ tất cả chi phí thì tiền lời phải ở mức hợp lý.
– Phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam.
Sử dụng các công cụ như Google Trends và Keyword Planner để xác định các ngách tiềm năng.
Kỹ thuật nghiên cứu thị trường
– Phân tích đối thủ: Xem xét các cửa hàng dropshipping thành công trên các nền tảng như Shopee, Lazada, TiktokShop.
– Khảo sát khách hàng: Sử dụng các cuộc khảo sát trên mạng xã hội để thu thập ý kiến khách hàng, hay nhất là dùng chính Facebook của Team để hỏi.
– Nghiên cứu từ khóa: Tìm kiếm các từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh không quá lớn.
Phân tích cạnh tranh
– Đánh giá chiến lược giá: Xem cách đối thủ định giá sản phẩm và mặt bằng giá chung thị trường so với giá ta định bán. Thường định giá dựa vào giá ta muốn bán, giá mặt bằng chung thị trường hay giá thấp để kéo khách hàng…
– Nghiên cứu chiến lược marketing: Tìm hiểu cách họ tiếp cận khách hàng thông qua cửa hàng trực tiếp (offline store) hay qua các quảng cáo nội sàn (on-site ads) hay có cả các mạng xã hội.
– Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Tìm kiếm khoảng trống trong thị trường mà ta có thể khai thác, nói nôm na là Team lê la vào đọc review các sản phẩm đối thủ mà ta định cạnh tranh, xem họ chưa tốt chỗ nào thì ta tìm sản phẩm đánh vào đó.
Cân nhắc đầu tư ban đầu
Mặc dù dropshipping tại Việt Nam giúp giảm chi phí, ta vẫn cần đầu tư vào:
– Thiết lập website: Chi phí khoảng 2-3 triệu đồng (bao gồm mua domain, hosting, và thiết kế giao diện).
– Marketing: Ngân sách quảng cáo ban đầu có thể từ 5-10 triệu đồng.
– Công cụ hỗ trợ: Chi phí cho các ứng dụng dropshipping và công cụ SEO.
Lưu ý: Team sẽ cần xác định lúc này mình có thể mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian cho việc dropshipping tại Việt Nam 1 sản phẩm hay ngành hàng nào đó. Vượt qua các thời gian hay số tiền này, ta sẽ cần phải dừng lại hoặc chuyển 1 sản phẩm hay ngành hàng khác. Vì là một nghề tay trái, nên tốt nhất ta cần định sẵn các giới hạn mà ta có thể chấp nhận được.
Phát triển kế hoạch kinh doanh
– Xác định mục tiêu: Lên mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, càng cụ thể càng tốt.
– Chi tiết chi phí và giá bán: Tính toán lợi nhuận dự kiến.
– Chiến lược marketing: Xác định cách thu hút và giữ chân khách hàng.
Chọn Nền Tảng Phù Hợp Tại Việt Nam Để Làm Dropshipping
Các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam
– Shopee: Lượng truy cập lớn nhưng có độ cạnh tranh về giá rất rất cao, không dành cho người mới, trừ khi Team có vốn ban đầu và kiến thức marketing thực tế rất vững.
– Lazada: Ưu đãi dành cho người bán, ít cạnh tranh do hệ thống sàn không tốt cả về giao diện lẫn thuật toán đề xuất, có thể bắt đầu từ Lazada cho mục đích test ngách.
– TiktokShop: tệp khách hàng đa dạng, đa phần thế hệ trẻ, năng động, rành công nghệ, cạnh tranh về giá ở tầm trung, sau Lazada có thể mở rộng qua TiktokShop.
Xây dựng website riêng
– Shopify, WooCommerce, Haravan: Tạo cửa hàng độc lập với khả năng tùy chỉnh cao, sau giai đoạn đầu chinh chiến sàn thì việc có 1 cửa hàng website của riêng mình chắc chắn là bước tiếp theo Team cần hướng đến.
– Ưu điểm: Tự do quản lý thương hiệu và giá bán.
– Nhược điểm: Cần đầu tư vào SEO và quảng cáo để thu hút lưu lượng truy cập.
So sánh và tích hợp
– Tích hợp dropshipping: Chọn nền tảng hỗ trợ các ứng dụng dropshipping như CJ Dropshipping, AliExpress, hay các nền tảng nội địa. Ví dụ như Dropii hay Printub cho các sản phâm in theo yêu cầu.
– Đánh giá: So sánh giữa việc bán trên sàn thương mại điện tử với việc xây dựng website riêng để tìm ra lựa chọn phù hợp với nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của ta.
Tìm Kiếm và Quản Lý Nhà Cung Cấp Tại Việt Nam Cho Nghề Tay Trái Này
Ưu điểm nhà cung cấp trong nước và quốc tế
– Nhà cung cấp trong nước: Giao hàng nhanh, giá cả có thể cao hơn.
– Nhà cung cấp quốc tế: Đa dạng sản phẩm, giá cả cạnh tranh nhưng thời gian giao hàng lâu hơn.
Các nền tảng nguồn hàng phổ biến
– AliExpress, CJ Dropshipping, Taobao, DHGate: Các nền tảng quốc tế phổ biến.
– Nhà cung cấp nội địa: Dropii, Printub, Cuccu.
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
– Chất lượng sản phẩm: Đặt hàng mẫu để kiểm tra.
– Thời gian xử lý đơn hàng: Đảm bảo giao hàng nhanh.
– Đánh giá và phản hồi: Xem xét đánh giá của khách hàng khác.
– Chính sách đổi trả: Xác định rõ các quy định của nhà cung cấp.
Chiến lược giao tiếp và kiểm soát chất lượng
– Giao tiếp qua WeChat hoặc email: Thiết lập kênh liên lạc hiệu quả.
– Xây dựng mối quan hệ: Tạo sự tin cậy qua đơn hàng thường xuyên.
– Kiểm soát chất lượng: Theo dõi phản hồi khách hàng và liên tục cập nhật thông tin sản phẩm.
(to be continue…)
CÁC TÀI LIỆU TEAM SẼ CẦN:
– Nhiều bài viết hơn về ‘Nghề Tay Trái MMO’.
– Nghề Tay Trái #2: Dropshipping Tại Việt Nam, Hướng Dẫn A-Z Cho Người Mới Bắt Đầu – Part 2
– 5 Bước Để Nghiên Cứu Và Tìm Đúng Sản Phẩm Ngách.
– Phân Khúc Thị Trường: Tại Sao Cần Phân Khúc Thị Trường.