Thị trường mục tiêu ở cấp độ vi mô thường sẽ khác nhau cho từng công ty. Tuy nhiên ở mức độ vĩ mô, chúng ta đều share chung một thị trường chính, Gen Z hay thế hệ Z tại Việt Nam.
1. Tổng quan về thị trường mục tiêu Gen Z
Gen Z hay Generation Z là thuật ngữ nói về các bạn trẻ có độ tuổi từ 12-21 tuổi, thế hệ sinh ra trong thời điểm bùng nổ của kỷ nguyên số, mang những đặc điểm hoàn toàn khác biệt với thế hệ Millenials (22 – 35 tuổi) trước đó.
Năm 2017, Gen Z chỉ chiếm 15% tổng dân số, chỉ 2 năm sau đó tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi, xấp xỉ 30% vào năm 2019, đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng của Gen Z lên toàn bộ thị trường tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể.
Dự báo đến năm 2025 cả nước sẽ có tầm 15 triệu Gen Z bước vào độ tuổi lao động (Link).
Theo Dicision Lab, vào năm 2015, bình quân một bạn Gen Z hàng tháng sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi dùng cho các chi tiêu cá nhân tầm 2.5 triệu đồng. Nếu tính dựa theo tỷ lệ lạm phát qua các năm thì con số này là tương đương 2.75 triệu đồng mỗi tháng vào năm 2020.
Giữ bình quân tỷ lệ lạm phát là 2% một năm cho đến 2025 thì lúc đó bình quân mỗi bạn Gen Z sẽ có tầm 3 triệu đồng chi tiêu cá nhân cho các sở thích của mình. Theo một nghiên cứu của Kantar thì số tiền này chiếm xấp xỉ 37% tổng số thu nhập hàng tháng, như vậy tổng cộng mức thu nhập bình quân cho mỗi Gen Z hàng tháng là 8.1 triệu đồng.
Đem nhân với 15 triệu thế hệ Z tại Việt Nam, lúc đó ta có một thị trường hơn 121 ngàn tỷ đồng hay 5.3 tỷ USD (theo tỷ giá 22.850đ). Một cái bánh quá to để bất cứ công ty nào cũng không thể bỏ qua.
Đó là lý do Gen Z chắc chắn sẽ trở thành 1 thị trường mục tiêu chung của tất cả công ty cùng nhắm đến, một thị trường nhiều tỷ đô la Mỹ.
2. Tiếp cận thế hệ Z tại Việt Nam bằng mô hình marketing 4Ps
Place – Địa điểm
Theo Nielsen, Mạng xã hội là nơi đầu tiên ta cần nghĩ đến nếu muốn lắng nghe và trò chuyện với Gen Z. Khác với thế hệ Millenials trước đó, Gen Z sử dụng đa dạng các mạng xã hội và cá nhân hóa chúng với các dạng nội dung khác nhau. Thường gặp nhất:
– Các bạn dùng Facebook để thu thập thông tin, chia sẻ các khoảnh khắc trong cuộc sống cũng như thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân.
– Instagram là nơi các bạn thể hiện cá tính bản thân, cập nhật các hoạt động thường ngày hay các sản phẩm họ tâm đắc.
– Cần nhắn tin với bạn bè, gia đình thì đã có Zalo.
– Lúc giải trí thư giản thì Youtube là nơi Gen Z lang thang tìm các video thú vị hoặc bổ ích với họ.
Đồng thời, các trang thương mại điện tử sẽ là nơi ta đem các sản phẩm mới và phù hợp nhất đến với họ. Thuộc thế hệ ‘tech-savvy’, việc tiếp xúc với các thiết bị di động và Internet từ sớm đã giúp các bạn trẻ thế hệ Z tại Việt Nam rất nhanh quen thuộc với việc tìm kiếm các sản phẩm và mua sắm Online.
Gen Z Việt dành trung bình 5 giờ mỗi ngày trên các thiết bị di động có kết nối Internet (Link), tạo điều kiện cho brands có thể tận dụng rất nhiều điểm chạm trong hành trình mua hàng 4.0 để có thể tăng tương tác và tạo kết nối với các khách hàng mục tiêu này.
Product – Sản phẩm
Cũng theo Nielsen, Gen Z là thể hệ rất lạc quan và ít lo nghĩ so với các thế hệ trước đó, phần nhiều là do các bạn trưởng thành trong giai đoạn đất nước đã bước qua thời kỳ đổi mới và tăng trưởng. Có lẽ cũng vì thế, các bạn Gen Z thường đặt các tiêu chuẩn cao hơn về mọi mặt.
Giờ đây sản phẩm chất lượng thôi là chưa đủ, Gen Z còn mong muốn brand vừa thể được các giá trị văn hóa của Việt Nam vữa giữ vững các giá trị nội tại theo thời gian.
VD: gần đây Bitis Hunter đang cố gắng tăng kết nối với các bạn trẻ thông qua đợt teasing sản phẩm mới với bộ sưu tập theo văn hóa từng miền Tổ quốc.
Bên cạnh đó, Gen Z còn thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến các vấn đề xã hội, đặc biệt các vấn đề liên quan đến trách nhiệm cộng đồng, bảo vệ môi trường hay bình đẳng giới từ brands.
Thực tế, theo Jeff Fromm, CEO Network, từng nêu trên tạp chí Forbes, với Gen Z việc brand biểu thị thái đó trung lập đối với các vấn đề xã hội đã KHÔNG còn là một lựa chọn đúng nữa. Bắt buộc thương hiệu phải đưa ra lựa chọn của chính mình.
VD: Gần đây nhất Team vẫn còn nhớ sự kiện làn sóng người Việt, đặc biệt là thế hệ Z tại Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M (Link) sau khi rộ lên tin H&M chấp thuận yêu cầu từ phía Trung Quốc, thêm đường lưỡi bò lên bản đồ đăng trên website của họ.
Hay bên chính Trung Quốc, H&M bị tẩy chay khi quyết định không sử dụng nguyên liệu bông sản xuất ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) để thuận theo các quyết định của phương Tây, cái nôi của thương hiệu này.
Physical Evidence – Mắt thấy tai nghe
Gen Z là thế hệ đại diện cho sự đổi mới, cho những điều mới lạ, họ luôn tràn ngập sự tò mò để thử những cái mới, và tất nhiên là cả những thương hiệu mới.
Duy nhất có thể thu hút hay giữ chân Gen Z là những trãi nghiệm thực tế thú vị về sản phẩm, dịch vụ. Nên những thương hiệu có các chương trình tặng sản phẩm dùng thử, hay voucher trãi nghiệm dịch vụ đều rất được lòng Gen Z.
Gen Z cũng là thế hệ dễ bị tác động của môi trường xung quanh, vậy nên việc chọn lựa một sản phẩm đôi khi phụ thuộc nhiều vào các reviews sản phẩm họ tìm được, nhất là các sản phẩm Online.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Gen Z rất khó gắn bó với 1 thương hiệu lâu dài:
– Ngày càng có nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường, kèm theo sự lớn mạnh từng ngày của các chuỗi bán lẻ, dẫn đến việc tràn ngập các sản phẩm đa dạng trên kệ hàng cho Gen Z chọn lựa; hoàn toàn khác hẳn với các thế hệ trước đó.
– Sự phát triển của các phương tiện truyền thông cũng tạo thuận lợi cho các thương hiệu mới tiếp cận và thu hút người tiêu dùng, tất nhiên là Gen Z đầu tiên. Theo một nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm mới thường hướng đến và thông qua Gen Z để tiếp cận các thể hệ trước đó trong gia đình như anh, chị hoặc ba mẹ.
– Cuối cùng sự bùng nổ của công nghệ 4.0, hỗ trợ rất lớn cho việc theo đuổi và chuyển đổi mục tiêu mua hàng ngay tại điểm bán, khiến cho việc giữ nguyên thương hiệu dự định ban đầu trở lại rất khó.
Price – Giá cả
Rất dễ nhận thấy trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram của Gen Z, thường xuất hiện các bài đăng về các chuyến du lịch sang trọng, điện thoại mới ra hay những phụ kiện, giày, túi xách hàng hiệu. Đúng vậy, Gen Z đang chi tiêu nhiều hơn cho các sở thích cá nhân của mình.
Chẳng lạ khi Gen Z, cùng với thế hệ Millenials đang là động lực thúc đẩy sự phát triển lên đến hai con số của ngành hàng cho vay tiêu dùng (Buy now pay later), vốn được dự báo đạt gần 700 tỷ USD trong năm 2021, tăng hơn 70% so với 2020. (theo Yahoo Finance)
Trong tất cả các báo cáo nghiên cứu thị trường đểu chỉ ra Gen Z chỉ mua hàng khi có khuyến mãi, nhưng điều đó phần nhiều mang ý nghĩa tâm lý cho thấy sự chiều chuộng của thương hiệu dành cho đối tượng khách hàng “khó tính” và đặc biệt này của họ.
Điều quan trọng vẫn là điểm cân bằng giữa giá trị sản phẩm mang lại và trị giá sản phẩm, hay ta thường gọi vui là ‘đáng đồng tiền’. Một khi sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu mang bản sắc Việt Nam và thật sự khác biệt thì ta hoàn toàn tự tin để định giá nó cao hơn các sản phẩm khác.
1 CLICK QUẢNG CÁO BÊN DƯỚI, GOOGLE SẼ TÀI TRỢ DUY TRÌ WEB TỤI MÌNH.
Nhờ Team Click Quảng Cáo + Tắt Ngay Là Được. Teer Cảm Ơn Team Nhiều. ⤵️⤵️⤵️