Friday, 19 Apr 2024
Know-how thực tiễn Nghiên cứu thị trường

Tổng quan báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam 2020 – Thách thức & Dự đoán

mkteer.vn logo youtube watermark

Báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô chỉ ra rằng thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua một năm 2020 đầy khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Từng có thời điểm, nhiều nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô phải tạm ngừng hoạt động, thị trường ô tô gần như rơi vào cảnh “đóng băng” do diễn biến phức tạp của đại dịch.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh dần được kiểm soát tại Việt Nam cùng với sự linh hoạt, kịp thời của các cơ quan ban ngành nhà nước trong việc đưa ra những chính sách hỗ trợ, kết hợp cùng nỗ lực của các doanh nghiệp ô tô… góp phần giúp thị trường ô tô từng bước hồi phục. Trong đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020 NĐ-CP về việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước từ ngày 28.6 – 31.12.2020 đã mang lại tính hiệu tích cực, góp phần tạo ra những bước hồi phục mạnh mẽ cho thị trường ô tô giai đoạn cuối năm.

Tổng quan báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam 2020

Sản lượng ô tô giai đoạn 2014 đến 9 tháng đầu năm 2020

9 tháng đầu năm 2020, lượng ô tô sản xuất và lắp ráp được trên toàn quốc đạt tổng cộng 181.400 chiếc, giảm gần 49% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu do:

– Lượng sản xuất giảm gần một nửa chủ yếu gây ra do dịch Covid 19. Trong Quý 1 và Quý 2, tình hình dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình nhập khẩu linh kiện của Việt Nam. Các nhà mấy sản xuất lớn ở Việt Nam của Ford, Toyota, Honda hay TC Motor đều phải ngưng hoạt động trong suốt tháng 03/2020.

– Từ cuối tháng 06/2020, cùng lúc với việc giảm 50% phí đăng ký đồng thời gia hạn kỳ hạn đóng thuế thông qua chương trình hỗ trợ của chính phủ, lượng xe tiêu thụ trong năm 2020 ước tính sẽ giảm đi chỉ 3-5% so với năm 2019. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô, kể cả các doanh nghiệp FDI tiếp tục duy trì hoạt động thậm chí mở rộng thêm cơ sở hiện có.

báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam

Lượng tiêu thụ xe 2014 – 9 tháng /2020

Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng lượng xe tiêu thụ nội địa đạt gần 175.000 chiếc, giảm đáng kể so cùng kỳ 2019.

Sau thời kỳ tăng trưởng nổi bật từ nửa cuối năm 2018 đến cuối năm 2019, nhu cầu mua xe đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch Covid 19. Điều này có thể lý giải khi tình hình dịch bệnh đã tạo ảnh hưởng tiêu cực chung đến tất cả các mặt hàng xa xỉ phẩm, trong đó có ô tô. Giai đoạn này, chỉ có một số mặt hàng thiết yếu là vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định.

Tất cả các thành viên của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) đều ghi nhận mức sụt giảm doanh số, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất, lẫn đóng cửa các showroom ô tô để giảm tải chi phí.

Trong tình hình đó, các công ty đã tung ra nhiều gói hỗ trợ mua xe có giá trị lên đến hàng ngàn USD đồng thời nhờ đến sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc giảm thuế trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước, để kích cầu tiêu dùng.

Như đã thấy trong đồ thị bên dưới, việc ban hành Nghị định 70/2020 NĐ-CP giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước từ ngày 28.6 – 31.12.2020 đã mang lại tính hiệu tích cực, góp phần tạo ra những bước hồi phục mạnh mẽ cho thị trường ô tô giai đoạn cuối năm, sau khoản thời gian trì trệ trong giai đoạn từ tháng 01/2020 – 05/2020.

mkteer bao cao nghien cuu thi truong o to VN 2

Lượng tiêu thụ xe theo xuất xứ (nội địa/ nhập khẩu)

Nghị định 70/2020 NĐ-CP còn mang một ý nghĩa quan trọng hơn khi hỗ trợ doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước đứng vững trước làn sóng nhập khẩu ô tô ngoại nguyên chiếc trỗi dậy sau hiệp định ATIGA, ký vào tháng 02/2019 cho phép miễn thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước trong khối ASEAN.

Thời điểm đó chứng kiến làn sóng nhập khẩu ô tô ồ ạt vào Việt Nam, khi đỉnh điểm là vào tháng 05/2019 và tháng 11/2019, lượng xe nhập khẩu được bán có thời điểm lến đến gần 80% lượng xe lắp ráp trong nước.

Dẫn đến, lượng tiêu thụ xe nhập khẩu đã tăng phi mã từ 25% năm 2018 lên 41% tổng lượng tiêu thụ nội địa chỉ trong năm 2019.

Nghị định 70/2020 NĐ-CP đã giúp phần nào trong việc kéo giãn tỷ lệ này xuống còn xấp xỉ 54% vào Q3/2020, giúp doanh nghiệp Việt có được thời gian thở dốc và bắt đầu chiếm lại thị phần.

Đến đầu năm 2020, lượng tiêu thụ xe nhập khẩu nguyên chiếc đã giảm đáng kể, bình quân 9 tháng đầu năm 2020 đã giảm đi hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ còn tổng cộng 65.074 xe.

Một sự kiện đáng chú ý trong năm này là Toyota Việt Nam đã quay lại lắp ráp dòng xe Fortuner tại Việt Nam sau 2 năm chuyển sang nhập khẩu. Trên quyết định đó, Toyota sẽ mua thêm đất để mở rộng sản xuất, hướng đến mục tiêu 2023 là 90.000 xe mỗi năm.

mkteer bao cao nghien cuu thi truong o to VN 3

Lượng tiêu thụ theo vùng miền 9 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2019, lượng tiêu thụ xe lắp ráp nội địa giảm ở cả 3 miền, trong đó mức giảm mạnh nhất ở khu vực phía Nam gần 23.900 chiếc tương đương giảm 24%.

Dòng ô tô cá nhân vẫn được ưa chuộng nhất. Trong đó ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ của dòng xe chuyên dụng, chủ yếu là xe thu gom rác.

mkteer bao cao nghien cuu thi truong o to VN 4

Nhìn vào thị hiếu tiêu dùng, ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền, điều này phần nhiều chịu ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lý lẫn văn hóa vùng miền:

– Miền Bắc thường chuộng xe kiểu dáng thon gọn để dễ di chuyển trên các tuyến phố, ngõ nhỏ; đồng thời cũng chú trọng vẻ ngoài trau chuốt, sang trọng. Thị trường ô tô cao cấp, thường có mức tăng trưởng tốt hơn miền Nam.

– Miền Nam thường chuộng kiểu xe to, đa nhiệm và tiện dụng trong di chuyển nội ô, cũng như đường dài.

mkteer bao cao nghien cuu thi truong o to VN 5

Các thách thức & Dự đoán trong giai đoạn mới

Thách thức từ hiệp định thương mại

Có một sự thật không thể tránh khỏi là hiệp định AFTA (Hiệp định tự do mậu dịch Đông Nam Á) đang buộc nhiều công ty sản xuất ô tô thay đổi phương thức sản xuất lẫn chiến lược kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có cả doanh nghiêp nội lẫn các công ty nước ngoài.

Dưới tác động của hiệp định AFTA, bắt buộc các doanh nghiệp nội lẫn chính phủ cần mạnh dạn có những bước đi đột phá để có thể giữ vững thị trường ô tô trong nước:

– Bên cạnh việc duy trì thị trường ô tô chở khách, việc phát triển dây chuyền sản xuất, lắp ráp các dòng xe tải nhẹ, xe van được xem là một nước cờ mới, khả thi.

– Các rào cản phi thuế quan cũng cần được cân nhắc để bảo hộ nền sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đơn cử là quy định ban hành năm 2018 yêu cầu các xe nhập khẩu phải qua các khâu kiểm tra tại Việt Nam để đám bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về khí hậu, phát thải đã giúp làm chậm lại tốc độ nhập khẩu ô tô từ các nước Đông Nam Á khác.

Ngoài ra, một hiệp định khác là Hiệp định tự do Thương mại liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) cũng giúp tối ưu hóa chi phí cho chuỗi cung ứng, từ đó tạo tiền đề cho Việt Nam vươn lên, hướng đến việc phát triển thành một thị trường cũng như trung tâm sản xuất ô tô hấp dẫn.

Thách thức về Cơ sở hạ tầng và Quy hoạch đô thị

Dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhưng Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu lưu thông hàng hóa, con người. Quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ, kết nối, dẫn đến việc hạn chế phần nào nhu cầu sở hữu ô tô trong người dân.

Một bộ phận không nhỏ cư dân trong các đô thị lớn đã bắt đầu di chuyển sang các khu vực ven thành phố nơi có không gian sống, thoải mái và rộng rãi hơn, đồng thời cũng để việc sở hữu và sử dụng ô tô hàng ngày cũng được tiện lợi hơn.

Dự đoán tình hình thị trường ô tô trong tình hình mới sắp tới

Dự báo về thị trường ô tô Việt Nam sắp tới, trong tình hình đại dịch COVID đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp và người lao động sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu dẫn đến rất khó kích cầu tiêu dùng khi không còn chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ – ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách VAMA. Để duy trì doanh số bán hàng, rất có thể nhiều hãng xe vẫn tiếp tục có chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng.

Nhu cầu sở hữu ô tô trong người dẫn vẫn còn và tương đối lớn, bằng chứng là lượng tiêu thụ xe vẫn tăng đều khi có các gói hỗ trợ kích cầu. Nên tiếp theo, để ổn định thị trường tiến tới khuyến khích phát triển, Chính Phủ lẫn Doanh nghiệp ô tô trong nước sẽ tiếp tục có gói hỗ trợ khuyến khích khách hàng lựa chọn các sản phẩm ô tô nội địa.

Liên quan đến thị trường và giá xe, hiện có đến 80% linh kiện cho sản xuất xe ô tô phải nhập khẩu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước cao hơn các nước trong khu vực từ 10-20% do sản lượng thấp, làm giảm tính cạnh tranh của xe, trong khi nhập khẩu xe nguyên chiếc ở khu vực về chỉ chiếm 5% chi phí xe.

Để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, qua đó nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành ô tô, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công các sản phẩm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô.

From Teer with love ♥Facebook call to action


1 CLICK QUẢNG CÁO BÊN DƯỚI, GOOGLE SẼ TÀI TRỢ DUY TRÌ WEB TỤI MÌNH.

Nhờ Team Click Quảng Cáo + Tắt Ngay Là Được. Teer Cảm Ơn Team Nhiều. ⤵️⤵️⤵️

 

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial
error: Team inbox Teer trên Facebook để nhận bản gốc bài viết nhé : )