Site icon MARKETING RESEARCH in LIFE

Báo cáo Nghiên cứu thị trường – Cách dùng 5 dạng biểu đồ thường gặp ở Việt Nam

mkteer.vn ways of use chart

Data pie chart and graphs. Most popular star icon. Most viewed symbols. Clients or customers choice signs. Presentations diagrams. Vector

Nghiên cứu thị trường thường sử dụng rất nhiều biểu đồ như công cụ giúp ta cụ hiện các dữ liệu dưới dạng đường, cột, điểm…Mục đích của việc vẽ biểu đồ là giúp cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu được đơn giản và hiệu quả hơn, do nó giúp hình tượng hóa các tập dữ liệu phức tạp từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc xác định các insights, xu hướng.

Có 5 dạng minh họa dữ liệu hay được sử dụng trong các báo cáo Nghiên cứu định lượng, hay các bài thuyết trình:

  1. Tổ hợp văn bản đơn giản kết hợp giữa chữ và số.
  2. Bảng số liệu.
  3. Biểu đồ đường.
  4. Biểu đồ cột
  5. Biểu đồ tròn

Bài viết sau Teer muốn đi qua với Team mình trường hợp nào ta dùng biểu đồ nào, và dùng sao để tối ưu hóa được công dụng của nó, đồng thời tránh những khuyết điểm hay gặp phải khi biểu diễn dữ liệu (về sau Teer sẽ gọi là data).

Tổ hợp văn bản đơn giản kết hợp giữa chữ và số

Cách minh họa data này đặc biệt hiệu quả khi Team muốn làm nổi bật lên một hoặc hai số liệu cụ thể nào đó. Lấy ví dụ minh họa bên dưới đây:

Bằng một vài thủ thuật nhỏ như phóng to số liệu chính, đổi màu chữ ta có thể diễn giải ý chính một cách sinh động hơn hẳn một biểu đồ cột chỉ với 2 cột. Nhất là khi ta cần nhấn mạnh vào số liệu nhỏ hơn. Một cách vô thức, não bộ con người sẽ tập trung hơn vào những số liệu lớn hơn là những số nhỏ.

Dạng minh họa này rất thích hợp để mở đầu 1 bài thuyết trình hay báo cáo Nghiên cứu thị trường, khi ta cần hướng sự chú ý của người đọc, người nghe vào kết quả nghiên cứu đạt được.

Bảng số liệu

Biểu đồ nhiệt là các bảng số liệu được đánh dấu nổi bật lên những điểm cần lưu ý. VD: những ô có số liệu lớn dần sẽ được có màu sắc đậm dần.

Bảng số liệu thường được dùng trong file báo cáo dùng chung cho nhiều phòng ban, khi đó mỗi dòng của bảng là số liệu của từng phòng ban khác nhau.

Lưu ý: tuyệt đối không dùng bảng số liệu trong các file dùng để thuyết trình, do sẽ làm sao nhãng sự tập trung của người nghe.

Khi thiết kế bảng, Team có thể tận dụng màu sắc để làm nổi bật lên những điểm quan trọng mà Team muốn người đọc tập trung vào nó. Để ý về cách dùng màu sắc:

– Màu đỏ thường mang ý nghĩa tiêu cực,

– Xanh lá cây mang nghĩa tích cực,

– Xanh dương thường chỉ để highlight những điểm dữ liệu khác biệt.

Biểu đồ đường

Biểu đồ đường thường được dùng để diễn dịch data có tính liên tục, thường là data theo thời gian.

Điểm mạnh của biểu đồ đường là có thể minh họa nhiều tập data cùng lúc từ đó cho ta thấy được xu hướng diễn biến của từng tập data đó, cũng như độ mạnh yếu.

Lưu ý: trường hợp Team sử dụng nhiều biểu đồ đường khác nhau để dễ nhìn như hình bên dưới thì nhất định phải bảo đảm các cột của tất cả các biểu đồ phải giống nhau về thước đo; nhằm tránh tình trạng người đọc diễn dịch sai ý nghĩa biểu đồ.

Tương tự trên, việc sử dụng màu sắc phù hợp sẽ giúp Team dễ dàng làm nổi bật lên ý muốn nói, giúp người đọc dễ dàng nắm được vấn đề.

VD: ta có 5 đường biểu diễn, trong đó cần highlight lên 1 đường bất kỳ, ta có có thể cho 4 đường còn lại màu lạnh (các sắc xanh) và đường cần highlight màu nóng (cam, đỏ…).

Biểu đồ cột:

Biểu đồ cột là dạng biểu đồ thường được sử dụng nhất, nên đôi khi sẽ có môt số bạn Team mình không thích sử dụng nó lắm vì nó phổ biến. Thật ra, đó chính là một thế mạnh của biểu đồ cột, do người đọc đã quen với dạng biểu đồ nên họ sẽ dễ dạng đọc được dữ liệu trong đó cũng như hiểu những thông tin mà ta muốn truyền đạt.

Cách mà não chúng ta đọc biểu đồ cột là nó sẽ tập trung vào điểm cuối mỗi cột để tìm ra đâu là điểm lớn nhất, đâu là điểm nhỏ nhất và chênh lệch giữa các cột là như thế nào.

Lưu ý: khi vẽ biểu đồ cột bắt buộc chúng ta để hai trục X, Y cắt nhau ở 0, để tránh các sai lệch thông tin khi đọc biểu đồ.

Biểu đồ cột chồng đứng

Biểu đồ cột chồng dạng đứng là một biến thể của biểu đồ cột minh họa trực quan về mặt tổng thể từng tập data như biểu đồ cột đứng, đồng thời thể hiện được luôn tỷ lệ đóng góp của từng thành phần trong mỗi tập data đó

Trong dạng biểu đồ này, để giúp người đọc dễ theo dõi, mục nào ta cần nhấn mạnh (VD: công ty hoặc thương hiệu của Team) thì nên để dưới cùng.

Biểu đồ thác nước

Biểu đồ thác nước là một công cụ tương đối xịn để biểu diễn những biến động theo thời gian, hoặc những đóng góp của các thành phần con trong một chủ thể.

Thường ta sẽ thấy biểu đồ thác nước trong các bảng kế hoạch dự trù kinh phí, hoạch định KPIs, hoặc báo cáo nghiên cứu thị trường về dự đoán các biến động trong tương lai.

Để vẽ được biểu đồ thác nước trong PowerPoint, Team có thể sử dụng 2 cách:

– Kiểm tra mục “Insert” trong PowerPoint, phần biểu đồ (“Chart”) đã có cài sẵn biểu đồ thác nước (“Waterfall”) hay chưa. Nếu đã có cài sẵn, Team đơn giản là lấy ra dùng như các dạng biểu đồ khác.

– Nếu không thấy cài sẵn trong PowerPoint, Team có thể tự vẽ bằng biểu đồ cột chồng đứng với 2 phân khúc mỗi cột, phân khúc trên đại diện cho phần biến động, phân khúc dưới là nền sau khi vẽ xong ta chỉ cần cho phân khúc dưới thành màu trắng hoặc không màu thì sẽ ra biểu đồ thác nước. Team có thể đọc thêm trong Đây nha.

Biểu đồ cột chồng ngang

Công dụng tương tự như biểu đồ cột chồng đứng.

Trường hợp Team cần thể hiện tỷ lệ đóng góp của trên 5 thành phần con trong 1 tập data, thì nên chọn dạng biểu đồ cột chồng ngang để minh họa được rõ hơn. Layout của Powerpoint slide dạng chữ nhật rất hạn chế cho biểu đồ cột chồng đứng thể hiện các tập data có nhiều thành phần con.

Biểu đồ tròn (Pie chart):

Nếu với những biểu đồ dạng đường hoặc cột, não bộ ta hoạt động theo dạng so sánh đường hoặc điểm. Với biểu đồ tròn, não bộ bắt buộc phải so sánh theo diện tích giữa các phần biểu đồ. Điều này thường gây khó khăn hoặc nhầm lẫn với một số người có tật về mắt.

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu thị trường khi sử dụng biểu đồ tròn, Team cần:

– Không sử dụng bất kỳ hiệu ứng 3D nào cho biểu đồ tròn.

– Kèm số liệu trong biểu đồ.

– Sử dụng màu sắc để nổi bật ý muốn nói.

VD: nhìn vào (hình 1) bên dưới ta có cảm giác B lớn hơn A nhưng khi để số liệu vào, thật ra B lại nhỏ hơn A (hình 2).

From Teer with love ♥

 

Bài viết cùng chủ đề:

Nghiên cứu thị trường ngách – Tổng hợp 5 bước xác định ngách đúng với BẠN

Tổng hợp 6 bước tự làm Nghiên cứu thị trường trong Marketing

ACTION, PLEASE!!

Kiến Thức Nên Có Giá Trị Của Nó.

Chiếc Web có đăng ký Google Adsense. 1 Click vào Quảng Cáo trên web là Google sẽ thay Team trả Teer 100 đồng tiền công cho hơn 4 tiếng đồng hồ Tìm tài liệu, Soạn thảo, Tổng hợp, Viết và Đem một bài gần 1,500 từ đến Team.

Cảm ơn Team mình. ⤵️⤵️⤵️


 

Exit mobile version