Sunday, 16 Mar 2025
Know-how thực tiễn Nghiên cứu thị trường

SAMPLING là gì? Khác Gì “Product Sampling”?

Sampling là gì? Về mặt bản chất Sampling Product Sampling là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt với nhau. Một cái là nói về công tác chọn mẫu trong cho các nghiên cứu thống kê, một cái là hoạt động tặng sản phẩm dùng thử nhằm nhắc nhớ hoặc tăng mức độ thâm nhập thị trường.

Tuy nhiên, khi Team gõ trên Google với cụm từ “Sampling là gì”  thì trong top 30 kết quả tìm kiếm ở 3 trang đầu của Google đều nói cho Team, Sampling là hoạt động phát sản phẩm mẫu dùng thử. Chỉ có duy nhất bài viết của Tomorrowmarketers là dùng cụm từ Product Sampling.

mkteer.vn - Sampling là gì

I. Product Sampling là gì?

Hiểu một cách nôm na, Sample ta hiểu đơn giản là các mẫu thử, Product Sample là các sản phẩm mẫu thử. Và hiển nhiên Product Sampling là việc Team sẽ mang các mẫu thử sản phẩm này đi phát cho người tiêu dùng. Hình thức này xuất hiện vào những năm 1850 từ một đơn vị sản xuất xà phòng khi họ nhận thấy, việc tặng các sản phẩm cho khách hàng dùng thử sẽ giúp tăng trưởng kinh doanh.

Người trong ngành thường chia việc phát sản phẩm mẫu thành hai loại:

Dry : dùng cho các sản phẩm không cần phải qua các bước xử lý phụ nào khác. Chỉ cần phát nguyên sản phẩm hiện có là được, như: gói dầu gội, lọ thử nước hoa…

Wet: dùng cho các dạng sản phẩm cần chế biến, chia nhỏ và khách có thể dùng thử sản phẩm tại chỗ, ví dụ trà giải nhiệt, mì gói, thịt khô…

II. 4 Mục tiêu của Product Sampling tương ứng với các giai đoạn vòng đời sản phẩm

Giai đoạn phát triển sản phẩm

Việc phát sản phẩm thử trong giai đoạn này như là bước xác nhận cuối cùng về việc sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu số đông của người tiêu dùng mục tiêu hay không. Lúc này, sản phẩm đã thực sự thành hình, đã trãi qua các bài test về nghiên cứu thị trường và đã được sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Bên các game hay app thì Team sẽ hay nghe là bản Closed Beta á.

Sản phẩm sẽ được phát cho người tiêu dùng đồng thời các bạn PG sẽ trực tiếp hỏi khách hàng một số câu hỏi về cảm nhận cũng như thị hiếu tiêu dùng để đảm bảo việc tung sản phẩm sau đó sẽ thành công nhất có thể.

mkteer.vn - Vòng đời sản phẩm

Giai đoạn vừa ra mắt sản phẩm

Ở bước này, product sampling sẽ được tiến hành ở quy mô rộng và đều khắp ở các tỉnh thành trọng điểm nhằm mục đích tạo tiếng vang cho sản phẩm mới.

Mục tiêu chính ở đây là tăng độ phủ về mặt thượng hiệu càng nhanh, càng rộng, càng tốt. Nên các mẫu sản phẩm sẽ được thiết kế với dung tích hoặc kích thước nhỏ để dễ vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Kèm theo đó là các thiết kế in ấn bắt mắt tập trung vào các nhận diện thương hiệu chính như Tên, Logo, Màu sắc kèm USPs (Unique Selling Points – Ưu điểm sản phẩm) của sản phẩm mới.

Giai đoạn tăng tốc chiếm thị phần

Lúc này, độ phủ của nhận biết sản phẩm đã đủ lớn, mục tiêu của product sampling lúc này sẽ là kích thích mua hàng và thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng tại điểm bán.

Vậy nên sản phẩm mẫu lúc này sẽ thường đi kèm với voucher giảm giá hoặc các hình thức khuyến mãi khác nếu là các sản phẩm không thể sử dụng trực tiếp.

Nếu là các sản phẩm sử dụng trực tiếp thì PGs sẽ mời khách hàng sử dụng thử sản phẩm theo một quy trình định trước nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản phẩm. Các quầy thử sản phẩm này đa phần đều nằm gần cửa hàng hoặc khu trưng bày sản phẩm đó, đồng thời sẽ có các chương trình ưu đãi giới hạn trong ngày. Nhằm tạo động lực để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.

III. Sampling là gì? 2 cách thức chọn mẫu nghiên cứu thường gặp nhất

Đầu tiên, Sampling là hoạt động thường gặp trong các dự án nghiên cứu, cả nghiên cứu khoa học lẫn nghiên cứu thị trường. Team hiểu đơn giản đó là hoạt động chọn ra một tập hợp đủ đáp ứng tính đại biểu về mặt tính chất lẫn số lượng cần thiết cho các phân tích thống kê từ trong một tập đối tượng nghiên cứu rất lớn.

Lý do Teer nhấn mạnh rất lớn vì nếu khả năng cho phép, ta sẽ không cần cũng không nên chọn mẫu mà cứ đem hết tất cả đối tượng gom vào dự án nghiên cứu. Đảm bảo 100% độ tin cậy của kết quả luôn.

Từ các giải thích trên, thì Sampling là việc chọn mẫu nghiên cứu sao cho kết quả nghiên cứu đủ đại diện cho kết quả thực tế.

mkteer.vn sampling la gi cover

Trong bài viết trước đây về “Nghiên cứu định lượng – Tư Duy Ngược, Cấu Trúc Bảng Câu Hỏi & Báo Cáo Nghiên Cứu”, Teer có nhắc qua về 2 cách thức chọn mẫu nghiên cứu thường gặp là:

+ Lấy mẫu ngẫu nhiên (Random sampling): là việc Team xác định được đối tượng nghiên cứu và từ đó chọn ngẫu nhiên theo một tỷ lệ đủ đại diện tập đối tượng nghiên cứu, các cá nhân/ cá thể được chọn phải đáp ứng các điều kiện nghiên cứu định ra ban đầu. Cụ thể Team sẽ hay gặp 3 phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên gồm Simple random sampling, Stratified sampling, Cluster sampling

+ Lấy mẫu có chủ đích (Purposive Sampling): thường loại hình lấy mẫu này sẽ được sử dụng cho các dự án nghiên cứu chuyên biệt nhằm vào một nhóm đối tượng rất nhỏ bị giới hạn bởi các yêu cầu về nhân khẩu học và hành vi tiêu dùng rất khắt khe, dẫn đến việc chọn mẫu ngẫu nhiên gần như rất tốn kém và không khả thi. Hay gặp nhất là các loại hình Systematic sampling, Convenience sampling, Snowball sampling, Purposive sampling

Các loại hình trên thường hay được gọi chung là Sampling method, hay các phương thức chọn mẫu nghiên cứu.

Trong bài viết sau, Teer sẽ đi chi tiết hơn vào 7 phương thức chọn mẫu này, bao gồm trường hợp sử dụng, mục đích sử dụng và các mẹo hay các sai lầm cần lưu ý. Team nhớ theo dõi bài viết trên Web với Facebook page mình nhen.

From Teer with love ♥Facebook call to action

CÁC BÀI VIẾT THEO XU HƯỚNG KHÁC

Sampling Methods – Hướng Dẫn Cụ Thể 7 Phương Pháp Chọn Mẫu Hay Dùng

PRODUCT CONCEPT là gì? 1 Vai trò của Key Visual là gì trong đó (2023)

ACTION, PLEASE!!

Kiến Thức Nên Có Giá Trị Của Nó.

Chiếc Web có đăng ký Google Adsense. 1 Click vào Quảng Cáo trên web là Google sẽ thay Team trả Teer 100 đồng tiền công cho hơn 5 tiếng đồng hồ Soạn thảo, Tổng hợp, Viết và Đem một bài gần 2,000 từ đến Team. Cảm ơn Team mình. ⤵️⤵️⤵️


 

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial
error: Team inbox Teer trên Facebook để nhận bản gốc bài viết nhé : )